Điểm khác nhau giữa nhựa LDPE và nhựa LLDPE

02/07/2021 | 459

Hiện nay có rất nhiều các sản phẩm được làm từ các loại nhựa khác nhau. Mỗi loại đều có đặc tính nổi bật và ứng dụng linh hoạt khác nhau. Đối với hạt nhựa nguyên sinh LDPE cũng có nhiều ưu điểm mạnh, đang được ứng dụng phổ biến trong đời sống hiện nay. Vậy nhựa LDPE là gì, có an toàn không, điểm khác nhau giữa nhựa LDPE và nhựa LLDPE? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây. 

Tìm hiểu chung về vật liệu LDPE

#1. Nhựa LDPE là gì?

LDPE (tên tiếng anh là Low Density Polyethylene) là một loại nhựa nhiệt dẻo được làm từ ethylene monomer. Đây cũng là loại Polyetylen đầu tiên được sản xuất vào năm 1933 thông qua quá trình áp suất cao, tạo phản ứng trùng hợp gốc tự do. Nói theo một cách khác, chúng ta có thể hiểu LDPE là một dạng khác của PE, nhưng mật độ Polyetylen khá thấp.

Hiện nay, nó được ứng dụng nhiều trong đời sống và các ngành công nghiệp khác nhau. Các sản phẩm được làm từ LDPE, chúng ta thường bắt gặp trong cuộc sống như: các loại chai, túi mua sắm, quần áo, đồ nội thất, thảm…

#2. Đặc tính vật lý

  1. LDPE có cấu tạo từ các hạt phân tử Polyethylene có cấu trúc đơn giản nhất. Đây cũng là loại vật liệu được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Thông qua phản ứng trùng ethylene, để tạo nên các phân tử Polyethylene. Dựa vào mật độ khác nhau để chia các hạt Polyethylene thành mật độ cao, thấp và trung bình.
  2. Mỗi loại mật độ Polyethylene đều có đặc tính riêng biệt. Đối với mật độ thấp thì có tính hơi mềm, đa phần qua trùng hợp áp cao. Đối với polyethylene mật độ cao có tính cứng và độ bền cơ học mạnh, đa phần qua trùng hợp áp thấp. Polyethylene mật độ cao cũng có tính cứng và bền, thường dùng làm thiết bị chứa, đường ống, cũng có thể dùng làm vật liệu cách điện tần số cao, dùng cho ra đa và tivi. Hiện nay, các hạt polyethylene mật độ thấp đang được sử dụng và có tính ứng dụng nhiều nhất.
  3. Về hình dạng, Polyethylene ở dạng sáp, có cảm giác trơn trượt. Về màu sắc, Polyethylene mật độ thấp trong suốt, còn đối với Polyethylene mật độ cao thì có màu không trong suốt. Người ta cũng có thể nhuộm màu cho các sản phẩm từ hạt Polyethylene. 
  4. Về độ tan, Polyethylene không thể hòa tan được trong nước và có khả năng hấp thụ nước kém. Polyethylene có thể hòa tan được một chút trong các dung môi như toluen và acid acetic ở mức nhiệt trên 70 độ C. Khả năng nóng cháy của các hạt này khá tốt nếu ở dạng hạt cỡ bé. Tùy vào sự biến đổi của nhiệt độ, trong khoảng từ 15 độ C – 40 độ C có thể nóng chảy hoặc ngưng tụ. Nếu gặp nhiệt độ cao, hạt nhựa sẽ nóng chảy, sinh ra quá trình hấp thu nhiệt lượng. Nếu gặp nhiệt độ giảm (thấp), hạt nhựa sẽ ngưng tụ, sinh ra quá trình giải phóng nhiệt lượng. Với đặc tính ít hấp thụ nước, nên khả năng chống ẩm rất tốt. Người ta thường sử dụng loại vật liệu này để làm các vật liệu cách nhiệt hay vật liệu dùng trong xây dựng rất tốt.

Nhựa LDPE có an toàn không?

Hạt nhựa ldpe là một dạng nhựa thuộc nhóm PE và PP, nên được đánh giá về độ an toàn khá tốt. Độ an toàn chỉ được xác định khi các thành phẩm, sản phẩm được sản xuất từ các hạt LDPE nguyên sinh, không pha chế tạp chất. 

 Sự khác nhau giữa nhựa LDPE và LLDPE là gì?

  1. Điểm khác biệt đầu tiền giữa hai loại vật liệu này đó là đặc tính của nó (dựa trên mật độ và cấu trúc phân tử). Nhựa polyethylene thường có mật độ thấp nên phù hợp cho các quá trình đúc khuôn. Còn đối với LLDPE, thành phần chính là ethylene với một lượng nhỏ các alfa-olefins cao hơn, nên có tính tuyến tính cao.
  2. Cấu trúc phân tử gồm các nhánh nhỏ hoặc không có, một số khác thì có nhánh ngắn nên thường có độ kết tinh của polymer cao hơn. Trong ứng dụng, LLDPE thường được dùng để làm các loại màng đóng gói, băng keo, dây cáp; ép nhựa làm vỏ ngoài; hoặc thổi nhựa sản phẩm rỗng như bình chứa, chai lọ, thùng…
  3. Về đặc tính vật lý, các hạt nhựa LLDPE cũng không có mùi vị, có màu trắng sữa, không gây độc hại. So với LDPE, thì LLDPE có sức mạnh  và dẻo dai hơn. Khả năng chịu nhiệt nóng/lạnh và độ cứng cũng cao hơn. Trong sản xuất, thì LLDPE lại có nhược điểm về độ nhớt lớn hơn so với hạt nhựa LDPE.

Chính vì vậy, LLDPE khó gia công và chế biến hơn. Đối với các sản phẩm khi chế biến thông qua quá trình nung nóng, thì LLDPE lại được đánh giá cao hơn bởi có độ nhớt thấp hơn. Khi xử lý kéo dài để sản xuất không bị căng cứng như LDPE. 

Về nhược điểm, nhựa LLDPE có đặc tính cơ học kém, thoát khí kém. Đặc biệt là khó in ấn, phóng điện trên bề mặt mới có thể in được. Tuy vậy, tùy vào tính ứng dụng khác nhau mà người ta có sự lựa chọn loại vật liệu nào để sản xuất. 

Liên hệ: Công ty TNHH Cây Xanh Mộc Lan

Hotline: 0393604290

Website: http://moclangroup.com


(*) Xem thêm

Bình luận